Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

6 sai lầm khiến nhà bạn mua không thể tăng giá


Dưới đây là 6 sai lầm mà các nhà tài chính và các đại lý mua bán bất động sản ở Australia đúc rút ra từ các giao dịch của khách hàng của mình.  
1. Mua nhà ở sai vị trí
"Vị trí, vị trí và vị trí, đó là những gì chúng tôi thường khuyên các khách hàng khi mua nhà, đặc biệt nếu với mục đích đầu tư", Rodney McLoughlin, giám đốc Đại lý Mua bán TBAS cho biết.
Đó là lý do vì sao anh cho rằng mua nhà sai vị trí là sai lầm số một của nhiều người. 
"Khi thị trường sốt, những người mua tiềm năng sẽ mua bất cứ thứ gì vì lo hụt mất cơ hội - một ngôi nhà trên đường lớn, ngay phía trước một tòa nhà ồn ào, một căn nhà không tiện đi lại, hoặc ngay dưới đường đi của máy bay, đường dây điện cao thế. Những bất động sản này dễ bán khi thị trường đang sốt nóng. Nhưng ngay khi thị trường trầm xuống, chúng trở nên khó bán hơn nhiều. Bạn có thể thấy chúng mất giá tới 20% hoặc hơn", McLoughlin nói. 
Những khu vực đất tốt, được đánh giá cao với hạ tầng hoàn chỉnh thường đắt tiền hơn. Vì thế, người mua ít tiền thường sẽ chơi canh bạc mua đất ở những vị trí ít có nhu cầu hoặc hạ tầng kém hơn, đi lại xa xôi, bất tiện hơn. 
"Nhiều khách hàng của tôi mua ở ngoại ô cách thành phố đến 40 km, nhưng sau khoảng 10 năm họ không nhận được sự tăng giá nào", McLoughlin nói. Anh thậm chí chứng kiến nhiều người mất gần hết tài sản vì giá giảm, bán không được, mà muốn cho thuê lại cũng không xong.
Theo chuyên gia, mua nhà đất ở vị trí tốt nhất mà bạn có thể chi trả luôn là lựa chọn số một. 
Ảnh: Nguyễn Hà.
Ảnh: Nguyễn Hà.
2. Bỏ qua quy luật cung - cầu
Tích lũy được một số tiền, bạn nên mua vài bất động sản rẻ tiền, thay vì dồn hết cho một cái đắt để làm giảm rủi ro, tăng cơ hội có tỷ suất lợi nhuận cao hơn?
"Điều này không cần thiết", theo Ben Sum, nhà lập kế hoạch tài chính của Wealthful. Ông cho rằng bạn nên tìm kiếm bất động sản tốt nhất trong khả năng của mình, vì nó dễ tiếp cận đến những người mua có thu nhập cao, sẵn sàng trả giá tốt để được ở nơi tốt.
Ngoài ra, theo thời gian, những bất động sản loại này vẫn luôn là loại được tìm kiếm. "Để đánh giá một bất động sản có phải là cơ hội tốt để mua không, bạn nên luôn luôn ghi nhớ khái niệm cung cầu - Cái gì càng hiếm thì giá càng cao", Sum nói. 
"Các gia đình và những người mua khác sẵn sàng trả giá cao để được tiếp cận với những tiện ích sống như gần trường học, dễ dàng đi nhà hàng, cà phê, gần  trung tâm thương mại.... Và vì nguồn cung loại này thường thiếu, nên giá sẽ tăng dần theo thời gian".
3. Tính cả tăng trưởng vốn khi mua nhà đất theo tiến độ dự án 
Bạn đóng tiền mua bất động sản đợt đầu, rồi chờ trả dần các đợt sau, cho đến khi bàn giao. Nếu thị trường chung tăng trưởng, tài sản của bạn sẽ tăng dần giá trị cho đến khi xây xong. Nhưng trong một thị trường trầm lắng, xu hướng này sẽ ngược lại.
"Chúng tôi bắt gặp nhiều người mua một bất động sản dự án từ vài năm trước, và giờ thì giá trị giảm dần cho đến lúc hoàn thành", Sum nói. "Điều này có nghĩa họ có thể phải vay mượn để đóng tiền theo tiến độ, mà không sinh lời thêm được đồng nào". 
4. Không chuẩn bị khi bán lại bất động sản
Các chương trình thực tế thường cho thấy người ta sửa chữa nhà rồi bán qua tay rất nhanh chóng và dễ dàng. Thực tế khắc nghiệt hơn nhiều .
"Chúng tôi gặp rất nhiều người mua nhà còn không biết rằng để sửa nó rồi bán lại phải tốn thêm bao tiền", McLoughlin nói. 
Ngoài chi phí này, bạn có thể còn tốn thêm các chi phí khác như giải quyết rắc rối với hàng xóm, xin phép chính quyền sửa chữa cải tạo, và tốn nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Người ít kinh nghiệm có thể mua nhà và lâm vào cảnh nợ, thay vì lợi nhuận như họ tưởng. 
5. Không có kế hoạch
McLoughlin cho rằng một trong những điều quan trọng nhất là phải có kế hoạch cụ thể với căn nhà của mình, chẳng hạn bạn mua về sửa rồi bán lại ngay, hay giữ lại cả chục năm sau mới bán. Với mỗi định hướng, bạn cần có kế hoạch cụ thể không sớm thành phá sản.
6. Quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính
Nhiều người ảo tưởng rằng có thể dễ dàng dùng đòn bẩy tài chính - dùng tài sản của mình thế chấp để vay tiền, mua thêm căn nhà khác, và lặp lại liên tiếp. Điều này nghe rất hấp dẫn?
Nhưng theo Sum, điều này chỉ hiệu quả khi bạn đầu tư đúng loại bất động sản. Thường sai lầm của nhiều người là dùng đòn bẩy cho những bất động sản kém cỏi. Điều đó khiến bạn dễ mắc kẹt ở một tài sản ít giá trị, thậm chí mất giá, nhưng bạn vẫn phải trả lãi cho nó. Trường hợp tệ nhất có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy bất ổn, thậm chí phá sản. 
Vậy bạn nên làm gì nếu đã dồn tiền vào một bất động sản không thể tăng giá?
Sum cho biết điều đầu tiên bạn cần làm là xin lời khuyên của chuyên gia. Nếu họ đề xuất bán đi, đừng chần chừ, ngay cả nếu bị lỗ. Bởi sau cùng, đầu tư thành công là biết thời điểm để cắt lỗ. Việc giữ lại ngôi nhà đó chỉ càng tiếp tục khiến bạn mất tiền thêm. 
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ bất động sản nào sẽ có cơ hội tăng giá khi thị trường ấm trở lại. Nói chung, một số bất động sản không thể trở lại giá vốn, đặc biệt khi chúng thuộc diện ít có nhu cầu, khó cho thuê, và ở khu vực tăng trưởng thấp. Tất cả đều quay trở lại với việc mua đúng vị trí.
Thuận An (theo yourmoney)


Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Bế tắc sau khi bỏ tiền tỷ làm biệt thự sân vườn ở ngoại thành

Ở biệt thự tại Nhà Bè (TP HCM) được vài tháng, cả mẹ và vợ con anh Quyết đều muốn về lại ngôi nhà cấp 4 ở quận 7 cho tiện.
Năm 2013, anh Quyết mua được một miếng đất gần 600 m2, tại xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, trong đó có 250 m2 đất thổ cư. Sau ba năm đất để không, anh quyết định xây một ngôi nhà rộng cho cả gia đình ở vì đã chán cảnh chật chội trong căn nhà cấp bốn chỉ rộng 35 m2 với 5 thành viên, 3 thế hệ chung sống.
Anh xây hết 250 m2, làm nhà một trệt một lầu với tổng cộng 5 phòng ngủ. Diện tích đất còn lại anh làm vườn, trồng hoa, trồng rau. Sau 8 tháng thi công, ngôi nhà mới hoàn thiện, tiêu tốn hết của anh hơn 4 tỷ đồng.
Xem thêm " nhà đất giá rẻ bình dương "
Tuy nhiên, niềm vui được ở nhà to đẹp nhanh chóng trở thành nỗi phiền muộn vì đi lại vất vả. Anh kinh doanh tự do, thời gian thoải mái nên không gặp khó khăn, nhưng vợ làm việc tại một cơ quan ở quận 1, mỗi ngày đi làm về lại càm ràm đường xa, đường tắc, không còn thời gian nghỉ ngơi. Đứa con lớn đang học tại quận 7, từ chỗ đi học chỉ cách nhà 3km giờ mất gần 10 km. Mẹ anh đang quen hàng xóm ở khu phố cũ, có nhóm tập dưỡng sinh, nhóm bạn đi chùa cùng nên về đây ở cũng không vui, vì chỉ còn ti vi bầu bạn.
Nghe các thành viên ca thán nhiều quá, anh Quyết cũng trở nên cáu bẳn. Niềm vui khoe nhà cho đối tác, bạn bè sau một thời gian cũng đã nguội. Đầu năm 2018, anh vay mượn tiền (với hy vọng sớm bán được biệt thự ở Nhà Bè), sửa lại ngôi nhà ở quận 7 thành 3 tầng rồi đưa cả gia đình về lại đây. Tuy nhiên, từ đó đến nay, biệt thự kia vẫn chưa thể sang tên do khách trả giá quá thấp, họ không có nhu cầu mua nhà mà chỉ muốn mua đất của anh.
Nhiều gia chủ chỉ nhận ra sự bất tiện sau khi đã chuyển về biệt thự ngoại thành sống. Ảnh: costa-rica-immo
Nhiều gia chủ chỉ nhận ra sự bất tiện sau khi đã chuyển về biệt thự ngoại thành sống. Ảnh: costa-rica-immo
Căn nhà vườn rộng gần 1500 m2 ở Bình Chánh, khu vực giáp Long An, của vợ chồng ông Hùng cũng trong tình trạng tương tự nhà anh Quyết: rao bán cả năm nay không ai mua. Biệt thự của ông xây một trệt một lầu, diện tích sàn là 520m2. Ngoài ra ông còn có hồ bơi, vườn tược gần 1.000 m2 nữa.
Năm 2012, khi xây biệt thự này với số tiền 5,2 tỷ, vợ chồng ông đều ngoài 50 tuổi, đã chán cuộc sống xô bồ nơi phố thị nên muốn ra ngoại thành cho yên tĩnh. Hai đứa con lúc đó đã vào cấp ba. Ông quyết định sẽ thuê tài xế đưa rước con đi học mỗi ngày khi chuyển ra ngoại thành sống.
Vợ chồng ông làm kinh doanh, có công ty riêng, có tài xế riêng, việc ra ngoại thành ở không ảnh hưởng nhiều. Có điều hai đứa con thì không hề thích cuộc sống ở Bình Chánh, chê "nhà quê", nên khi vào đại học một mực đòi thuê nhà gần trường để ở với bạn. Học xong đại học trong nước, con ông ra nước ngoài du học. Con đi hết, vợ chồng ông bắt đầu chán cảnh cuộc sống cô đơn ở ngôi nhà rộng thênh thang và xa đủ thứ tiện ích ở trung tâm.
Năm ngoái, họ đi mua một căn hộ chung cư 70m2 ở quận 5 và cảm thấy vui hơn hẳn. Ông rao bán căn nhà ở Bình Chánh với giá 18 tỷ đã hơn một năm nay nhưng không có ai mua. Thậm chí, ông rao cho thuê nhà cũng không khách nào hỏi đến. Mỗi tháng, ông bà đành thuê người đến quét dọn một lần để nhà không bị hoang.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (TP HCM) kể ông gặp rất nhiều trường hợp các gia chủ mua nhà ở xa rồi không muốn ở. "Tôi vẫn thường khuyên các chủ đầu tư cũng như bạn bè, người thân đang ở độ tuổi lao động khi mua nhà nên quan tâm đến vị trí, sao cho quãng đường từ nhà đến chỗ học của con hay nơi làm việc của cha mẹ phải ngắn nhất có thể. Dù bạn đủ khả năng xây biệt thự to ở ngoại thành cũng không nên làm vì hiệu suất sử dụng rất thấp", ông Truyền kể.
Ông cho biết ngay ở công ty mình, một số nhân viên nhà ở ngoại thành, mỗi ngày cả đi và về hết hơn 2 tiếng, tính ra 4 ngày đi làm đã hết một ngày làm việc. Chưa kể những hôm mưa gió, tắc đường, cố chạy cho kịp giờ làm, giấc ngủ đêm không đủ, đến công ty đã mất hết năng lượng làm việc, vì thế họ thích ở lại công ty hơn.
Ngoài việc lựa chọn vị trí ngôi nhà, kiến trúc sư Truyền cũng cho rằng khi xây nhà nên xác định đúng nhu cầu của gia đình để có quy mô đầu tư phù hợp: Chỉ nên bày ra những gì mình đang cần hoặc sẽ cần trong tương lai gần khoảng 5-10 năm. 
"Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp bố mẹ muốn xây nhà hoành tráng cho con ở, nhưng vài năm sau, con lớn, đi học rồi lập gia đình, ra ở riêng, chỉ còn hai ông bà già ở trong một căn nhà to, hiu quạnh. Khi nhận các công trình, tôi thường khuyên gia chủ nên đầu tư quy mô phù hợp với nhu cầu sử dụng, nhưng rất nhiều người vẫn thích làm nhà thật to. Thậm chí có những người sẵn sàng vay tiền để thỏa mãn ước mơ có nhà to, nhưng xây xong ở không hết".
Ông Nguyễn Xuân Thảo, một nhà đầu tư bất động sản cá nhân tại TP HCM cũng cho rằng xây nhà vườn hoành tráng ở ngoại thành không phải là một bài toán kinh tế hiệu quả, bởi khi chán, gia chủ rất khó bán. Bất động sản ở xa trung tâm không phải phân khúc dành cho giới nhà giàu.
"Đa số những người mua đất xây nhà ở ngoại thành thường có số tiền khiêm tốn, nên khi bạn đầu tư quá nhiều tiền vào ngôi nhà, bạn sẽ rất khó tiếp cận với người mua", ông Thảo nhận xét. 
Xem thêm " đất nền bình dương tại link>>> https://datnenbinhduongland.wordpress.com/2019/04/13/ban-dat-chon-thanh-binh-phuoc-binh-duong/
Hoàng Anh

Mua nhà nhỏ trong hẻm to tốt hơn nhiều nhà to trong ngõ hẹp

Điểm qua những cái được - mất thì nhà nhỏ trong hẻm to mất ít hơn. Với lựa chọn đúng, bạn sẽ là người chủ động trong cuộc chơi.

Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh sẽ phân tích thấu đáo cho bạn đọc với câu hỏi: Nên mua nhà to trong hẻm nhỏ hay nhà nhỏ trong hẻm to?
Rất nhiều người khi tích lũy đầy đủ tài chính, mua nhà (nhất là lần đầu) thì mắc bệnh "hoành tráng" phải xây nhà cho to, đẹp, dù nhà ở trong hẻm bé tí ti. Theo định nghĩa của UBND TP HCM, độ rộng tối thiểu của hẻm phải là 3,5 m. Vậy nếu mua nhà trong hẻm nhỏ (nhỏ hơn 3,5m) thì theo tôi, người mua sẽ gặp phải 3 rủi ro sau đây: Quy hoạch, bất tiện và bán lâu.
- Nếu lộ giới hẻm đang nhỏ, rất nhiều khả năng hẻm phải được chỉnh trang và quy hoạch. Và nếu hẻm chưa được chỉnh trang mà nằm trong quy hoạch treo, chủ nhà sẽ không được sửa chữa, cơi nới, thay đổi hiện trạng đang có của nhà mình. Nhiều người đã rất khốn khổ vì quy hoạch treo này rồi.
- Nhà hẻm nhỏ đi tới lui rất cực, khi có sự vụ (cháy nổ, ma chay, cưới hỏi) rất bất tiện.
- Bán lại rất lâu và khó khăn khi có nhu cầu. Hẻm nhỏ cũng làm cho giá trị căn nhà giảm sút nhiều khi định giá.
Cách đây không lâu, công ty tôi có nhận căn nhà của một khách hàng ký gửi tại hẻm Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, diện tích đất 92m2, giá chỉ có 4,5 tỷ (chưa thương lượng), tính ra chỉ có 49tr/m2. Trong khi cách đó vài căn có một căn nhà nằm ở ngã ba hẻm, xe hơi ra vào được lại có giá bán tính trên một m2 đất gần 80tr/m2. Đơn giản vì hẻm khách hàng ký gửi chỉ vừa một xe gắn máy đi một chiều. (Đây là thời giá tháng 2/2016).
Tóm lại, quy hoạch - bất tiện - bán lâu khiến cho nhà (bất kể to nhỏ) trong hẻm nhỏ tràn ngập thị trường nhưng khả năng tiêu thụ rất chậm.
Vậy nếu cùng một số tiền, mua nhà nhỏ trong hẻm to có bất lợi gì không?
Dĩ nhiên là có. Bất lợi lớn nhất là phần lớn những căn nhà nhỏ trong hẻm to đều có diện tích sàn khá nhỏ (20-30 m2). Rất ít không gian cho những gia đình đông người. Thường để tăng diện tích phải xây cao tầng, nhưng phải phù hợp quy hoạch.
Tâm lý chung không ai muốn ở trong một ngôi nhà chật chội. Nhưng điểm qua cái được, cái mất thì nhà nhỏ trong hẻm to mất ít hơn. Ít ra còn có thêm động lực vì nhà chật nên cố làm việc dành dụm mua nhà to hơn.
Tóm lại, nhà nhỏ trong hẻm to chắc chắn là một bước đệm hoàn hảo cho các cặp vợ chồng trẻ, gia đình neo người, con em các gia đình có tiền ở tỉnh lên thành phố học.
Khi nhu cầu phát sinh theo thời gian (cưới, sinh thêm con, đón cha mẹ từ quê vào ở…), họ hoàn toàn có thể bán căn nhà đấy đi để mua căn nhà mới, hoặc cho thuê để có được dòng tiền hàng tháng, và vì thuận lợi như vậy, cho thuê cực nhanh và giá tốt hơn so với nhà trong hẻm nhỏ.
Điều tuyệt vời nhất là vì đã bắt đầu với một lựa chọn đúng, nên việc chuyển đổi sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và họ là người chủ động trong cuộc chơi, với bất động sản của mình.
Dĩ nhiên với những ưu điểm như vậy, nhà nhỏ trong hẻm to rất ít nguồn cung do quá nhiều người cần. Mẹo hay cho những ai muốn tìm một căn nhà tốt như vậy là: "Đừng ngại ngần trả thêm một ít chi phí cho người môi giới đã tìm căn nhà tuyệt vời cho bạn (dù người mua thường không phải trả tiền dịch vụ và môi giới chuyên nghiệp cũng không cần điều đó)". 
Nhưng bạn nên làm điều trên vì đây là biểu hiện đơn giản của trí thông minh về tài chính. Hãy dành thời gian để làm việc khác mà bạn giỏi hơn. Còn nếu không muốn, bạn cũng hãy tự tìm nhà mà mua, qua đó sẽ tự học được những trải nghiệm đáng giá.


Phan Công Chánh

Đổi nhà 100m2 lấy nhà nhỏ bằng nửa, chúng tôi sống thoải mái hơn

Gia đình chị Dương chuyển đến ở ngôi nhà có diện tích đất chưa đầy 50 m2, lại thấy ấm cúng và tiện nghi hơn thời ở nhà 100 m2.
Khi chuyển vào Nam sinh sống hồi năm 2008, vợ chồng tôi mua một ngôi nhà một trệt ba lầu, diện tích đất hơn 100 m2 trong một con hẻm trên đường Nguyễn Oanh, Gò Vấp. Lúc đó, lạ nước lạ cái, chúng tôi nhờ ông bác đang sống tại Gò Vấp tìm mua nhà giúp, với tiêu chí chỗ ở rộng rãi, thoải mái, nhà xây sẵn, có sân vườn. 
Từ đây tới nơi làm của vợ chồng tôi ở quận 1 không quá xa, khoảng 6-7km, tùy việc đi đường vòng hay không. Ở Hà Nội, chúng tôi cũng đi làm cách nhà gần 10 km nên cảm thấy khoảng cách này chấp nhận được. 
Sau khi nhận nhà, chúng tôi đầu tư một số tiền để sửa chữa cho phù hợp với nhu cầu của gia đình. Trước nhà có một khoảnh sân nhỏ tầm 4 m2, đủ để vài chậu cây cảnh và hai chiếc xe máy. Đằng sau nhà cũng có một khoảnh sân nhỏ, có thể sử dụng để nấu nướng, chế biến thực phẩm những khi nhà có cỗ. Tầng trệt, ngoài phòng khách, phòng ăn - bếp, còn có một phòng nhỏ làm nhà kho. Hai tầng 2-3 mỗi tầng 2 phòng ngủ. Tầng trên cùng có hai phòng dùng làm phòng tập thể dục và phòng thờ. Trên mái nhà, tôi đặt ít thùng xốp trồng rau và hoa.
Khi tôi sinh con thứ hai vào năm 2010, gia đình tôi bắt đầu thuê người giúp việc, vốn là người bà con xa với chồng.
TP HCM ngày càng đông đúc, nếu ngày trước từ nhà đến nơi làm việc của tôi và nơi học của các con (cũng ở quận 1) chỉ mất khoảng 20 phút thì đến năm 2017 đã thành 40 phút. Đặc biệt có giai đoạn một cây cầu vượt trên đường được thi công thì việc đi lại của gia đình tôi vô cùng vất vả. Mẹ con tôi bị ho, trước chỉ uống vài ngụm chanh đào ngâm là khỏi, giờ ho kéo dài cả tháng do ra đường hít bụi và xăng xe nhiều quá. Vì thế, đầu năm 2017, vợ chồng tôi bắt đầu đi tìm mua nhà ở quận 1 để rút ngắn quãng đường đi làm và đi học. Sau nửa năm, chúng tôi tìm được một ngôi nhà một trệt, một lửng, 2 lầu, diện tích đất gần 50 m2 trong một con hẻm xe hơi ở phường Tân Định, phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của mình.
Bán nhà to hơn 6 tỷ, mua nhà nhỏ gần 6 tỷ, số tiền dư ra chưa đủ để chúng tôi sửa lại nhà. Ban đầu, cả gia đình hơi buồn vì nhà mới nhỏ, chúng tôi phải bỏ rất nhiều đồ đạc do không có chỗ chứa. Toàn bộ nội thất phòng khách, phòng bếp mà tôi rất yêu thích đều không mang theo được vì không phù hợp.
Tuy nhiên, sau một thời gian ở nhà nhỏ thì cả gia đình đều hài lòng vì thấy ấm cúng và gần gũi hơn hẳn. Ngôi nhà mới của chúng tôi vẫn có vườn nhỏ ở các ban công, ngoài phòng khách bếp ăn, chỉ có ba phòng ngủ, không còn nhà kho hay phòng tập thể dục nữa. Thực sự trước đây, phòng tập thể dục nhà tôi rất ít khi được sử dụng, mẹ con tôi thích đi bơi còn chồng tôi thích đánh tennis nên máy chạy bộ và đạp xe chỉ phủ vải bỏ không. 
Nhà mới tuy nhỏ nhưng chị Dương vẫn trồng được hoa ở ban công. Ảnh: H.A
Nhà mới tuy nhỏ nhưng chị Dương vẫn trồng được hoa ở ban công. Ảnh: H.A
Số phòng ngủ vừa đủ, không có phòng dư thừa nên tôi không giữ giúp việc ở lại nữa. Gia đình không có người lạ ở cùng, tôi cảm thấy tự do hơn hẳn. Công việc nhà ít hơn hẳn vì ngoài diện tích thu nhỏ, số đồ đạc cần lau chùi đã bớt đi, tôi còn sắm thêm máy rửa bát và đổi máy giặt thường sang máy giặt có sấy, tôi chỉ thuê giúp việc theo giờ. Thậm chí, nếu hôm nào giúp việc không đến, hai cậu con trai sẵn sàng giúp mẹ dọn nhà, vì "ít việc thì chúng con còn làm được" theo lời bọn trẻ. Tôi thấy rõ ràng là giờ đây tôi dạy con dễ hơn. Bọn trẻ đã biết tự dọn dẹp phòng của mình. 
Không còn nhà kho, tôi bất ngờ vì nhận thấy hình như vợ chồng mình mua sắm tiết kiệm hơn hẳn hơn. Từ việc ngại mua sắm đồ vì sợ không có chỗ để, chúng tôi bắt đầu học được lối sống tối giản, hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết. 
Trước đây, vợ chồng tôi thích mua nhà to vì nghĩ sẽ để dành không gian cho các con khi chúng trưởng thành. Càng ngày chúng tôi càng nhận thấy, khả năng sau này các con tách ra ở riêng là rất lớn nên thấy việc mua nhà nhỏ là hợp lý. 
Tất nhiên, một điều không thể không nhắc đến là nhờ chuyển về ở gần chỗ làm chỗ học nên thời gian đi đường của chúng tôi được giảm bớt, các thành viên trong gia đình có nhiều thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống trong ngôi nhà của mình hơn.


Theo kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải (TP HCM), với những gia chủ đang ở tuổi lao động, con cái đang tuổi học hành, thời gian dành cho gia đình thường không nhiều, nếu ở quá xa chỗ làm, chỗ học sẽ tốn thời gian đi lại. Việc chuyển nhà về gần công ty của bố mẹ, trường học của con như gia đình chị Dương là một lựa chọn phù hợp.
Ông Hải cho rằng lựa chọn nhà xa hay gần trung tâm, to hay nhỏ quan trọng nhất là có gần nơi mình hay đến hàng ngày nhất hay không. Sống trong không gian nhỏ, các thành viên trong gia đình không chỉ giảm công việc chăm sóc nhà mà còn có nhiều điều kiện gặp gỡ nhau hơn.
Còn kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà (Hà Nội) cho rằng, mọi sự lựa chọn nên xuất phát từ nhu cầu của chính những người sử dụng. Mỗi nhà có một hoàn cảnh và cách thức sinh hoạt riêng nên có thể có những sự lựa chọn khác nhau về vị trí, quy mô của ngôi nhà ấy. Với số đông nói chung, nhà quá to dễ gây lãng phí, nhỏ quá thì cũng có nhiều phiền toái phát sinh. Một ngôi nhà vừa với nhu cầu sẽ khiến người sống cảm thấy thoải mái và thấy rằng không gian này chính là của mình.
"Người Việt (đặc biệt ở miền Bắc) lâu nay hay có suy nghĩ khi xây nhà là phải tính cho cả con cái lập gia đình sau này, tôi thấy là nên thay đổi cách tiếp cận ấy, vì chính điều này góp phần tạo ra sự việc dư thừa diện tích như trên", KTS Thanh Hà nói.
Hoàng Anh (ghi)

Bí quyết tiêu tiền của cặp vợ chồng Bình Dương 7 tháng mua 2 mảnh đất

Mua miếng đất có giá trị thực tế lớn hơn giá trị giao dịch nên vợ chồng chị Thùy dễ dàng vay ngân hàng số tiền lớn.
Sau bài "Liều vay ngân hàng, vợ chồng tôi có 2 mảnh đất trong 7 tháng", chị Thùy (ở Bình Dương) nhận được nhiều ý kiến phản hồi, nghi ngờ tại sao chị lại được vay nhiều đến vậy. Chị Thùy đã chia sẻ rõ hơn về quá trình mua 2 mảnh đất này.
Vợ chồng tôi cưới nhau cuối năm 2015, tôi làm việc ở Bình Dương còn chồng làm ở TP HCM, hàng ngày vẫn đi về. Chúng tôi đã mua 2 miếng đất ở Bình Dương:
- Miếng đầu tiên 150m2 mua với giá 280 triệu vào tháng 11/2015, vay ngân hàng 280 triệu. Tôi vay được số tiền lớn như vậy là vì mảnh đất tái định cư này thực tế được định giá theo khung đất của tỉnh là 420 triệu, ngân hàng định giá 360 triệu. Khi cán bộ tín dụng thẩm định giá đất và kiểm tra tài khoản của vợ chồng tôi để xem xét khả năng trả, họ đã đồng ý cho vay mức tiền trên.
- Miếng đất thứ hai 152 m2 trị giá 730 triệu, mua tháng 7/2016. Chúng tôi đã vay ngân hàng 660 triệu. Để được vay nhiều như vậy, tôi đã phải thế chấp mảnh đất cũ và xin vay thời hạn 15 năm ở cùng ngân hàng ban đầu. Ngoài ra, lịch sử trả nợ của tôi rất tốt, sao kê tiền lương và chi tiêu đều ổn định.
Để có thể trả nợ nhanh chóng, tôi nghĩ, cách tính toán chi tiêu trong gia đình là rất quan trọng.
Thứ nhất, tôi luôn tính các khoản thu ở mức tối thiểu: lương của tôi là 4,5 - 4,8 triệu tùy tháng. Lương của chồng tôi là 14 - 14,3 triệu/tháng, tùy tháng. Thu nhập từ nhà trọ trên mảnh đất thứ hai gồm 8 phòng, mỗi phòng 700.000, cộng điện nước dôi dư, có tháng lên đến 5,8 triệu, nhưng có lúc trống phòng. Vì thế, tối thiểu khoản thu cố định là 4,5 + 14 + 5 = 23,5 triệu. Ngoài ra, tôi còn có khoản thu không cố định 2-3 triệu/tháng.
Thứ hai, đối với khoản chi, tôi luôn tính mức tối đa: Số tiền thu được từ phòng trọ gần đủ để trả lãi cả hai khoản vay mua đất, nhưng tôi luôn dự tính mình phải bù vào đây 1,5 triệu. Ngoài ra, tiền trả gốc cố định 9 - 10 triệu/tháng.
Biếu cha mẹ hai bên 2 triệu/tháng, tháng nào không chi thì tháng sau tôi sẽ chi bù. Mỗi năm, tính cả lễ Tết, giỗ chạp, chúng tôi sẽ chi khoảng 30 triệu nhưng Tết thì chúng tôi có thêm khoản thưởng Tết.
Tôi luôn cố gắng tăng thu trong mọi khả năng có thể. Quan điểm của vợ chồng tôi, bất cứ việc gì có tiền và không phạm tội thì chúng tôi sẽ làm. Khoản thu được không cố định sẽ dùng mua đồ dùng trong nhà hoặc trả nợ vay, tùy số tiền nhỏ hay lớn. Khoản thu này còn để giao lưu với bạn bè. 
- Ngoài ra, khi lựa chọn các dịch vụ, chúng tôi luôn chọn loại dịch vụ mà trong quá trình sử dụng không bị phát sinh tiền ngoài dự kiến, ví dụ khi làm đám cưới, chúng tôi chọn dịch vụ trọn gói.
Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng tôi đồng lòng chia sẻ công việc, tiết kiệm, tận dụng tối đa.
1. Cả hai vợ chồng đều làm việc nhà, không cần phân công mà ai rảnh thì làm. Không có cảnh vợ nấu ăn, rửa chén mà chồng lướt mạng hay xem ti vi.
2. Tận dụng rác hữu cơ để trồng rau tại nhà. 
3. Sử dụng mảnh đất 150m2 (mua đầu tiên) để tăng gia sản xuất. Rào 60m2 để nuôi hơn 20 con gà mái đẻ. Ngoài có trứng ăn, chúng tôi còn dư trứng gà để bán. Số tiền bán trứng đủ để mua thóc nuôi lại gà. Diện tích đất còn lại, chúng tôi trồng gần 20 loại rau. 
4. Cuối tuần, chúng tôi không đi chơi xa, chỉ đi uống cà phê rồi đi lấy mùn cưa, tro than ở gần nhà để trộn đất, trồng rau. Trên đường đi làm về, tôi xin rau bỏ đi ở cửa hàng rau về cho gà ăn, chồng tôi cũng sẵn sàng lấy cỏ về bằm nhỏ cho gà.
5. Mỗi khi về quê, tôi đều mua tôm, tép, cá sông, tự chế biến ngay tại quê rồi mang lên thành phố cất vào tủ đông ăn dần. Vợ chồng tôi ăn sáng và tối tại nhà. Mỗi bữa ăn của hai vợ chồng hết khoảng 50.000, rau không phải mua. 
6. Quần áo vợ chồng tôi không chọn loại rẻ tiền mà chọn hàng hiệu trong nước vì dễ sử dụng cũng như phối đồ. Một cái có thể mặc đi họp, đi ăn tiệc, đi chơi đều được nên rất tiết kiệm.
7. Chúng tôi kết hôn muộn, khi còn độc thân đã mua đồ dùng nên khi về ở chung, chúng tôi không cần mua sắm gì thêm, đã có đủ máy giặt, lò vi sóng, bếp ga đôi, nồi áp suất...
Chúng tôi đang nuôi ước mơ có thể "nghỉ hưu sớm" như cách của người nước ngoài khi tôi 45 tuổi và anh 50 tuổi. Tức là từ lúc đó, chúng tôi sẽ không phải làm việc vì mưu sinh nữa mà chỉ làm vì sở thích của mình.
Điều may mắn và tốt nhất mà chúng tôi đang có chính là vợ chồng cùng suy nghĩ, cùng chí hướng, cùng ý thức chi tiêu như nhau.


Thùy

Không mua nổi nhà vì tin thầy phong thủy

Đặt cọc 100 triệu mua một căn hộ tại quận 4, TP HCM, chị Trâm đi hỏi thầy phong thủy thì phát hiện hướng nhà kỵ tuổi mình.

"Thầy phong thủy nói tôi sinh năm 1982, phải mua nhà hướng Tây thì công việc mới hanh thông, tình yêu thuận lợi. Nhà này hướng Tây Bắc, lúc đầu thì tốt, sau thì xấu", chị Trâm cho biết mình đã đi gặp ba thầy phong thủy nhưng không ai khuyến khích chị mua nhà này.
Mặc dù rất thích căn hộ 60m2, đã sử dụng hơn 10 năm, giá 1,5 tỷ nhưng chị không khỏi lưỡng lự. Số tiền này vừa đủ khoản tiết kiệm chị đang có, không phải vay mượn thêm. "Nếu mua nó, tôi đầu tư thêm 100 triệu, cải tạo lại nhà sẽ rất đẹp", chị Trâm dự định. Từ đây, sang nơi làm việc của chị tại quận 1 chỉ khoảng 4 km.
Người bạn cũng là người dẫn chị đến xem nhà khuyên nên mua vì giá căn nhà này rẻ hơn thị trường, do chủ nhà đang muốn xuất ngoại. Nếu chị không ở được, bán lại cũng có thể lãi chút đỉnh, vì thời điểm 2017, bất động sản Sài Gòn vẫn trong thời kỳ sốt giá. Sau một tuần suy nghĩ về lời phán của các thầy phong thủy, chị quyết định không mua nhà nữa, chấp nhận mất hết số tiền cọc.
Hiện tại chị vẫn phải ở nhà thuê. Còn căn hộ kia, chị nghe nói một người khác mua lướt sóng sau đó đã bán được cho một khách khác với giá 1,7 tỷ khiến chị không khỏi tiếc rẻ. 
Vợ chồng ông Hữu (Nam Định) cũng vì quá coi trọng phong thủy mà sau một năm lùng tìm khắp Hà Nội vẫn chưa mua được nhà cho hai đứa con đang học tại thủ đô. Tháng 9 năm ngoái, ông bà dồn hết tiết kiệm được 500 triệu, nhưng quyết định mua nhà khoảng 2 tỷ cho hai đứa con ở chung. "Nếu mua được nhà Hà Nội rồi, chúng tôi sẽ bán một nửa miếng đất nơi gia đình đang sống ở thành phố Nam Định đi là dư tiền trả", ông Hữu nhớ lại.
Ngân sách không nhiều, lại muốn mua nhà mặt đất, không quá xa trung tâm (giới hạn ở khu vực Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân) nên ông chỉ tìm được những ngôi nhà theo ông là "có vấn đề". Nhà thì bị hàng xóm án ngữ, nhà thì bị con ngõ đâm trúng cổng, nhà thì thắt đuôi chuột, nhà hợp hướng tuổi ông thì không hợp hướng tuổi đứa con, có nhà thì phòng vệ sinh tầng 2 nằm ở trục thẳng với bếp tầng một. Sau khi xem qua gần 10 cái nhà, không chọn được cái nào, ông chuyển qua mua căn hộ chung cư. Thế nhưng, nghe hàng xóm nói chủ nhà từng vỡ nợ hay khu chung cư đó từng có người nhảy lầu tự tử, ông lại sợ.
Tìm nhà mãi không xong, ông quyết định không mua nhà ở Hà Nội nữa, chờ hai con tốt nghiệp rồi tính tiếp. "Biết đâu tốt nghiệp xong, chúng cũng không ở Hà Nội nữa", ông bà tự an ủi.
Nhiều gia chủ chấp nhận mua căn hộ phía Tây nắng nóng để hợp hướng tuổi. Ảnh: Luxury Portfolio.
Nhiều gia chủ chấp nhận mua căn hộ phía Tây nắng nóng để hợp hướng tuổi. Ảnh: Luxury Portfolio.
Trong một khảo sát do Savills thực hiện hồi tháng 9 vừa qua, 7 tiêu chí mà người Việt ưu tiên hàng đầu khi mua nhà là 1. Vị trí địa lý, 2. Chủ đầu tư, 3. Tiện ích, 4. Chất lượng sản phẩm bàn giao, 5. Diện tích và thiết kế không gian sống, 6. Chất lượng khu dân cư, 7. Nhà thầu xây dựng.
Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua nhà của người mua trong nước nhưng rất khó để xếp hạng, đó chính là yếu tố phong thủy. Ông Dương Đức Hiển, giám đốc Kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung Việt Nam, bổ sung: "Đây là nét phong tục tập quán cũng là nét văn hóa rất riêng của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Người mua nhà sẽ lưu tâm đến lịch sử, địa hình địa thế của mảnh đất xây dựng dự án, hướng cửa chính của căn nhà, căn hộ và ưu tiên lựa chọn những dự án, sản phẩm được đánh giá là có phong thủy tốt. Đây cũng chính là yếu tố góp phần làm nên thành công của nhiều dự án và khu vực, trong đó có thể kể đến Thủ Thiêm của TP HCM, nơi có nhiều ý kiến đánh giá là phong thủy tốt và đang ghi nhận mức giá bán nhà ở cao chỉ sau khu vực quận 1".
Trong quá trình tiếp xúc với nhiều chủ nhà ở, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, giám đốc Cát Mộc Group cũng nhận thấy yếu tố phong thủy rất được coi trọng khi mua nhà, xây nhà.
"Đa số gia chủ thường tin vào mệnh và hợp hướng, nên khi chưa tìm được mặt tiền nhà có hướng hợp tuổi, họ sẽ không mua. Nhiều người còn tránh mua nhà sát các công trình tâm linh (đền chùa, miếu mạo), kiêng nhà bị đường đâm thẳng, kiêng nhà có cửa đối diện với nhà hàng xóm...", ông Truyền nhận xét. "Trước kia, người theo đạo Thiên Chúa không quan tâm lắm đến hướng nhà nhưng hiện nay, do sự ảnh hưởng của cộng đồng nên nhiều khách hàng của tôi theo đạo Thiên chúa cũng chọn mua nhà hợp hướng tuổi".
Với người mua nhà chung cư, thì hướng chính của căn hộ và hướng bếp được coi trọng hơn cả. Nhiều khách hàng của ông vì thích căn hộ nhưng mua xong lại đập ra sửa lại, thay đổi hướng bếp, hướng vào nhà, hướng giường ngủ để hợp phong thủy. 
Kiến trúc sư Truyền vẫn còn nhớ một vị khách đã thuê công ty ông thiết kế, sau đó đi coi thầy phong thủy thì phát hiện ra hướng đất không hợp tuổi, nên đành không xây nhà nữa. Gia chủ đang trong giai đoạn ăn lên làm ra nên rất chú ý đến phong thủy ngôi nhà, nhưng xây nhà mới lại sợ phạm phong thủy. Cuối cùng họ bán miếng đất đó rồi mua một ngôi nhà xây sẵn, dự định sẽ cải tạo lại. Sau khi đi gặp các thầy phong thủy, nghe các nhận xét, họ sợ quá, không dám cải tạo nhà nữa, chấp nhận sống trong một căn nhà cũ kỹ, chật chội, bất tiện đủ đường, nóng nực, ẩm thấp và bị ngập nước trong mùa mưa.


Hoàng Anh

Chúng tôi dễ thở hơn từ ngày mua miếng đất thóp hậu

Nhờ có mặt tiền 4,5 mét, anh Huy xây được một phòng làm cửa hàng cho thuê, gia đình tạo một lối nhỏ bên cạnh rộng 1,5 m để đi vào nhà.
Năm 2012, vợ chồng tôi mua được ngôi nhà đầu tiên của mình. Lúc đó, vì ít tiền nên chúng tôi chỉ mua nhà khá nhỏ, chưa đầy 30 m2 xây 2 tầng, trong một hẻm dân lao động ở Tân Thuận Đông, quận 7 cho gần nơi làm việc. Ngõ ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, hàng xóm vẫn bày đủ thứ ra đường, từ xe máy tới dây phơi quần áo, thực phẩm, thậm chí cả quán cà phê cóc. Có người còn nát rượu. Ở chưa đầy nửa năm, chúng tôi bán vội nhà được 900 triệu.
Sau đó, nhờ ba mẹ hai bên cho vay không lấy lãi 500 triệu, chúng tôi vay thêm ngân hàng 400 triệu nữa để mua một căn nhà hai tầng hơn 60 m2 trong một hẻm xe hơi vào được, gần ngôi nhà đầu tiên của mình. Nhà này xây đã 10 năm, hơi cũ, nhưng tôi rất thích vì đất nở hậu. Vợ chồng tôi chỉ sơn sửa sơ qua trước khi về ở. Sau đó, con hẻm trước cửa nhà nâng cốt đường khiến nhà tôi ngập nặng trong mùa mưa. Nếu muốn nâng nền, tôi dự tính phải đầu tư thêm khoảng hơn 100 triệu nữa. Không muốn vay thêm tiền, chúng tôi đành ở cố. Khi về nhà này, vợ tôi sinh con đầu lòng. Đứa nhỏ hay ốm nên vợ tôi về nhà ngoại ở Phú Xuân, Nhà Bè sống là chủ yếu. Cô ấy cũng không làm được nhiều, một mình tôi xoay xở kiếm tiền, trả nợ nên rất mệt.
Sau vài lần cãi cọ vì thiếu tiền, vì con ốm, vì nhà cửa nhếch nhác, chúng tôi quyết định bán nhà gần trung tâm, ra ngoại thành gần nhà bố mẹ vợ mua đất xây nhà để có tiền dư, trả hết ngân hàng. Chúng tôi chấp nhận đi làm xa hơn nhưng nhờ ông bà trông cháu dễ hơn. Lần này, tôi quyết định sẽ tự mình xây  chứ không mua nhà có sẵn nữa để được ở nhà theo đúng ý mình.
Việc tìm đất trong khu dân cư lâu năm không dễ. Những miếng đất vuông vức không nhiều. Trong khi đó, ngân sách của chúng tôi lại hẻo, dự kiến tất cả tiền mua đất và xây nhà chỉ gói gọn trong khoảng 1,5 tỷ. Cuối cùng tôi tìm được một miếng 4,5 x 18, cách nhà ông bà nhạc khoảng 500 m với giá 700 triệu. Tôi băn khoăn nhất là mặt tiền 4,5 m nhưng hậu chỉ có 4,1 m. Tôi vẫn nghe bạn bè người thân truyền tai rằng đất nở hậu thì làm ăn và hậu vận mới tốt, thóp hậu hay xui xẻo. Ông chủ đất bảo vì miếng đất hơi xéo nên mới có giá đó, miếng gần đó vuông vức nên ông bán với giá cao hơn 1 triệu/m2. Tôi chấp nhận mua đất thóp hậu để bớt được chút tiền.
Anh Huy thấy được ở trong ngôi nhà thiết kế theo ý mình sẽ hạnh phúc hơn, dù đất nở hay thóp hậu. Ảnh: CM
Anh Huy thấy được ở trong ngôi nhà thiết kế theo ý mình sẽ hạnh phúc hơn, dù đất nở hay thóp hậu. Ảnh: CM
Hẻm vào nhà tôi khoảng 6 m, hàng quán khá sầm uất, nên tôi quyết định sẽ xây một phòng phía ngoài để cho người ta thuê là cửa hàng bán thuốc, gạo hay uốn tóc. Gia đình sẽ ở lùi về phía sau, để yên tĩnh hơn.
Bán nhà cũ được 2,1 tỷ, mua đất và xây nhà mới hết 1,5 tỷ, chúng tôi trả hết được nợ ngân hàng, dư một phần trả bố mẹ. Ngoài ra, chúng tôi có thể cho thuê phòng mặt tiền được 3 triệu (giờ tăng lên 4 triệu/tháng), gia đình sống thoải mái hơn. Đặc biệt được ở trong căn nhà xây theo ý mình, tôi thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn.
Gần 4 năm qua, tôi sống trong ngôi nhà này rất thoải mái. Gia đình tôi cũng đón thêm một thành viên mới, trộm vía cháu khỏe mạnh chứ không khó nuôi như thằng anh. Tôi nhận thấy, nơi ở quan trọng không ở đất nở hậu hay thóp hậu, mà quan trọng là vị trí tốt, phù hợp với túi tiền và khả năng của mình thì cuộc sống sẽ thoải mái hơn.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (TP.HCM) cho biết, trong gần 20 năm hành nghề, ông đã gặp rất nhiều trường hợp miếng đất "đầu voi đuôi chuột", hoặc ngược lại thóp đầu nở hậu. Trừ đất quy hoạch mới, đa số đất trong dân cư trước đây thường tồn tại nhiều hình dạng khác nhau. 
Điều rất thú vị với kiến trúc sư Truyền là khách hàng có nhiều quan niệm khác nhau về đất. Một số không suy nghĩ gì, nhà thắt đuôi chuột hay nở hậu, đất sao cũng ở được. Kiểu thứ hai là chỉ thích nhà nở hậu, cho rằng càng nở hậu thì càng làm ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, lại có một số người chỉ thích nhà thóp hậu, đó thường là những người gốc Hoa. Họ quan niệm mảnh đất thóp hậu tựa như con tỳ hưu - linh vật được nhiều người Hoa đặt ở ngoài các công sở, trung tâm thương mại, có miệng mà không có hậu môn, chỉ ăn vô mà không thải ra ngoài - tức là tiền của chỉ đi vào mà không đi ra.
Riêng với việc xây nhà, kiến trúc sư Truyền cho rằng thường những miếng đất xéo, không vuông vức lại tạo cảm hứng rất tốt cho kiến trúc sư, họ có thể thiết kế không gian linh hoạt hơn, đẹp hơn nhờ sự đa dạng của hình khối. Đương nhiên, từng không gian chức năng sinh hoạt, các không gian sử dụng phải là hình vuông hoặc hình chữ nhật tỷ lệ vàng, còn những phần xéo, không gian không vuông vức sẽ được bố trí để làm cầu thang bộ, giếng trời, cây xanh, khoảng không bên ngoài.... Chính mảnh đất không vuông vức vô tình lại tạo ra những không gian kiến trúc rất linh hoạt, đa dạng và rất ấn tượng.
Xẹm thêm " nhà đất bình dương ">>>> https://nhadatgiareotaibinhduong.blogspot.com/2019/04/be-tac-sau-khi-bo-tien-ty-lam-biet-thu.html
Hoàng Anh (ghi)